Skip to main content

Đọc nhiều nhất

Tổng hợp mã lỗi điều hòa Gree và cách sửa

Thương hiệu điều hòa Gree nổi tiếng thời gian qua nhờ khả năng làm lạnh hiệu quả, giá thành hợp lý. Dù vậy, trong quá trình sử dụng điều hòa không thể tránh gặp lỗi thiết bị. Sau đây là danh sách mã lỗi điều hòa gree, giúp bạn tiết kiệm thời gian khi sự cố xảy ra. Mời bạn cùng tham khảo qua bài viết hôm nay nhé.

Nguồn gốc xuất xứ của điều hòa Gree

Nguồn gốc xuất xứ của điều hòa Gree
Nguồn gốc xuất xứ của điều hòa Gree

Điều hòa Gree là sản phẩm đến từ “đất nước tỷ dân”, có trụ sở chính đặt ở Chu Hải, Quảng Đông, Trung Quốc. Được thành lập vào năm 1991, đến nay Gree đã trở thành một trong những thương hiệu điều hòa hàng đầu trên thế giới.

Tập đoàn Gree đã phát triển trong lĩnh vực điều hòa, làm mát với hàng loạt sản phẩm như máy sưởi, tủ lạnh, điều hòa,… Về sau, tập đoàn còn mở rộng đến mảng thiết bị gia dụng. 

Gree có nhiều nhà máy đặt tại Pakistan, Brazil, Trung Quốc cùng với hàng nghìn phòng nghiên cứu, hơn 15000 bằng sáng chế. Mỗi năm, tập đoàn Gree phục vụ ra thị trường 20 triệu bộ điều hòa dân dụng, 5,5 triệu bộ điều hòa thương mại, chiếm doanh số lên đến 1/3 thị trường toàn cầu.

Điều hòa Gree chính thức gia nhập thị trường Việt Nam từ năm 2013. Các sản phẩm điều hòa tại Việt Nam đều được hãng sản xuất và nhập khẩu chính ngạch từ nhà máy Trung Quốc. Do đó, bạn có thể yên tâm về chất lượng đầu ra cũng như dây chuyền sản xuất hiện đại của thiết bị.

Bảng mã lỗi điều hòa Gree

Bảng mã lỗi điều hòa Gree
Bảng mã lỗi điều hòa Gree

Sau đây là bảng mã lỗi điều hòa Gree do hãng cung cấp, mời bạn tham khảo qua nhé. Bảng mã này áp dụng cho các dòng điều hòa treo tường của thương hiệu.

STT Mã lỗi Tên lỗi Nguyên nhân – Cách khắc phục
1 E1 Bảo vệ áp suất cao – Dư gas .

– Trao đổi nhiệt kém (dàn trao đổi nhiệt bám bẩn, nghẹt, nhiệt độ môi trường quá cao)

2 E2 Bảo vệ chống đóng băng – Trao đổi nhiệt trong phòng kém

– Tốc độ quạt bất thường

– Dàn bay hơi bám bẩn

3 E3 Bảo vệ áp suất thấp Bảo vệ áp suất thấp của hệ thống, máy nén
4 E4 Bảo vệ nhiệt độ đường đi của máy nén – Kiểm tra kết nối, 

– Dùng đồng hồ vạn năng đo giá trị điện trở của cảm biến

5 E5 Bảo vệ quá dòng – Điện áp không ổn định

– Điện áp quá thấp hoặc quá cao

– Dàn trao đổi nhiệt bẩn

6 E6 Lỗi tín hiệu Kiểm tra kết nối tín hiệu (dây kết nối) giữa dàn nóng và dàn lạnh
7 E8 Bảo vệ nhiệt độ làm việc quá cao – Dàn nóng và dàn lạnh quá bẩn

– Các hướng gió thổi/hồi bị chặn.

– Động cơ quạt bất thường: không hoạt động, tốc độ bất thường, tốc độ quá thấp hoặc không chạy

– Máy nén hoạt động không bình thường, có tiếng ồn lạ hoặc rò rỉ dầu xảy ra. Nhiệt độ của vỏ máy nén quá cao

– Hệ thống bị nghẹt bên trong (do cặn bẩn, nhớt dầu, van không được mở hoàn toàn)

– Cảm biến nhiệt độ của bo mạch chính không cảm nhận được chính xác

8 EE Lỗi bo mạch chính dàn nóng Thay bo mạch dàn nóng
9 EU Tấm tản nhiệt của bo mạch chính dàn nóng quá nóng – Nhiệt độ môi trường dàn nóng quá cao 

– Tản nhiệt kết nối không đúng

10 C5 Lỗi bảo vệ Jumper trên bo mạch – Không có Jumper bảo vệ trên bo

– Jumper trên bo gắn không đúng hoặc không chắc chắn.
– Jumper trên board bị hư

– Bo mạch chính bị hư

11 F0 Bảo vệ hệ thống thiếu gas – Rò rỉ môi chất làm gas

– Cảm biến nhiệt độ dàn lạnh bất thường.

– Vị trí lắp đặt cảm biến dàn lạnh không phù hợp.

– Máy nén không thể khởi động bình thường
– Điện áp nguồn cấp quá thấp, làm việc trong điều kiện nhiệt độ quá cao.

12 F1 Cảm biến nhiệt độ môi trường dàn lạnh – Dây kết nối giữa cảm biến nhiệt độ môi trường và bo mạch chính bị đứt hoặc tiếp xúc kém.
– Ngắn mạch trên bo mạch chính

– Cảm biến môi trường hỏng

– Bo mạch chính bị hỏng

13 F2 Cảm biến nhiệt độ dàn bay hơi trên dàn lạnh – Dây kết nối giữa cảm biến nhiệt độ dàn và mainboad bị đứt hoặc tiếp xúc kém.
– Ngắt mạch trên Mainboard do có dị vật rơi vào.

– Cảm biến ống đồng bị hỏng,

– Mainboard bị hỏng

14 F3 Cảm biến nhiệt độ môi trường dàn nóng – Cảm biến kết nối không tốt, bị hỏng.

– Kiểm tra cảm biến theo bảng giá trị điện trở của cảm biến nhiệt độ 

15 F4 Cảm biến nhiệt độ dàn ngưng của dàn nóng – Cảm biến kết nối không tốt, bị hỏng.

– Kiểm tra cảm biến theo bảng giá trị điện trở của cảm biến nhiệt độ 

16 F5 Cảm biến đường đẩy máy nén – Cảm biến kết nối không tốt, bị hỏng.

– Kiểm tra cảm biến theo bảng giá trị điện trở của cảm biến nhiệt độ 

– Cảm biến không được đặt nằm trong ống đồng.

17 F6 Lỗi cảm biến nhiệt độ của tấm tản nhiệt Thay bo mạch dàn nóng
18 F8 Bảo vệ quá dòng – Điện áp cung cấp quá thấp

– Áp suất hệ thống quá cao và quá tải

19 Bảo vệ van tiết lưu dàn nóng – Quá tải hoặc nhiệt độ cao

– Thiếu gas.

– Sự cố liên quan đến Van tiết lưu điện (EKV)

20 FH Giới hạn/ giảm bớt tần số do chống đóng băng – Tốc độ quạt quá thấp

– Lượng gió hồi về máy không đủ

21 PH Nguồn điện DC quá cao Đo điện áp L Và N 

– Nếu điện áp lớn hơn 265 VAC điều chỉnh điện áp về mức bình thường

– Nếu điện áp cấp vào bình thường, kiểm tra điện áp của tụ điện C trên bo mạch chính
– Nếu tụ bình thường thì thay bo mạch

22 PL Nguồn điện DC quá thấp Đo điện áp L Và N.

– Nếu điện áp thấp hơn 150 VAC điều chỉnh điện áp về mức bình thường

– Nếu điện áp cấp vào bình thường, kiểm tra điện áp của tụ điện C trên bo mạch chính
– Nếu tụ bình thường thì thay bo mạch

23 PO Tần số máy nén ở mức thấp nhất, ở trạng thái kiểm tra Hiển thị trong vài phút khi kiểm tra hoạt động làm lạnh hoặc sưởi
24 P1 Đánh giá tần số máy nén ở trạng thái cần kiểm tra Hiển thị trong khi máy hoạt động ở chế độ làm nóng/lạnh
25 P2 Tần số máy nén ở mức cao nhất, ở trạng thái kiểm tra Hiển thị trong khi kiểm tra máy ở trạng thái tối đa công suất làm nóng/lạnh
26 P3 Tần số máy nén ở mức trung bình ở trạng thái kiểm tra Hiển thị trong khi kiểm tra máy ở trạng thái công suất trung bình làm nóng/lạnh
27 P5 Bảo vệ quá dòng máy nén Kiểm tra điện nguồn có ổn định hay không
28 PU Tụ điện gặp sự cố Kiểm tra tụ nếu tụ bình thường thay bo mạch chính
29 P7 Lỗi cảm biến nhiệt độ của tấm tản nhiệt Thay bo mạch dàn nóng
30 P8 Tấm tản nhiệt của bo mạch chính dàn nóng quá nóng – Nhiệt độ môi trường dàn nóng quá cao 

– Thanh tản nhiệt kết nối không đúng

31 HO Bảo vệ quá tải và quá nhiệt của máy nén – Motor quạt dàn nóng bất thường 

– Bo mạch chính dàn nóng bất thường

32 H3 Bảo vệ quá tải máy nén Kiểm tra dây OVC – COM có bị lỏng không? 

Ở trạng thái bình thường, điện trở dây là dưới 1 Ohm

33 H4 Hệ thống quá tải Dòng điện hoặc pha của máy nén bất thường
34 H6 Motor quạt dàn lạnh không hoạt động – Kiểm tra đầu kết nối của Motor quạt.

– Kiểm tra đầu kết nối motor quạt trên bo mạch chính

– Motor quạt hư.

– Bo mạch chính bị hư

35 H7 Mất đồng bộ pha của máy nén Bảo vệ IPM , bảo vệ quá dòng, bảo vệ lệch pha máy nén
36 HC Bảo vệ hệ số công suất PFC – Kiểm cuộn cảm cảm và tụ điện có bất thường không.

– Nếu bình thường thì thay bo mạch chính dàn nóng

37 L3 Sự cố motor quạt dàn nóng Motor quạt bị hỏng, bị kẹt hoặc kết nối lỏng lẻo
38 L9 Bảo vệ nguồn Bảo vệ thiết bị khi phát hiện nguồn điện cao
39 LP Dàn nóng và dàn lạnh không cùng công suất Kiểm tra dàn nóng và dàn lạnh. Dàn nóng và dàn lạnh không cùng công suất
40 LC Không khởi động được – Kiểm tra dây kết của máy nén và bo mạch chính

– Máy nén có vấn đề

41 U1 Lỗi lệch pha máy nén Thay bo mạch chính dàn nóng
42 U3 Sự cố nguồn điện DC quá thấp Điện áp cung cấp không ổn định
43 U7 Bảo vệ nguồn – Điện áp AC thấp hơn 175V.

– Dây kết nối van 4 ngã bị lỏng. Nếu van 4 ngã bị hỏng thì thay thế van 4 ngã

44 U8 Sự cố trên mạch hiệu chỉnh dòng rò của Motor quạt dàn lạnh – Kiểm tra lại tụ quạt dàn lạnh.

– Bo mạch chính dàn lạnh bất thường.

45 U9 Sự cố tụ quạt dàn lạnh Thay bo mạch chính dàn nóng
46 L3 Dòng điện trong hệ thống không ổn định Thay bo mạch chính dàn nóng

Những lưu ý khi sử dụng điều hòa Gree để tránh bị lỗi

Những lưu ý khi sử dụng điều hòa Gree để tránh bị lỗi
Những lưu ý khi sử dụng điều hòa Gree để tránh bị lỗi

Để điều hòa không gặp lỗi, bạn có thể ghi nhớ một số mẹo khi sử dụng sau đây:

  • Chọn vị trí phù hợp để đặt dàn nóng cùng dàn lạnh
  • Lắp quạt gió đúng cách
  • Lựa chọn điều hòa phù hợp với nhu cầu và điều kiện của gia đình. Đặc biệt lưu ý chọn công suất đúng với diện tích và tình hình thực tế. Điều hòa Gree có đa dạng mẫu mã, đa dạng công suất, bạn có thể thoải mái lựa chọn
  • Tránh bật điều hòa liên tục 24/7. Nên nghỉ sau khi sử dụng 6 đến 8 giờ
  • Đặt nhiệt độ thích hợp để tránh điều hòa hoạt động quá công suất. Bạn có thể đặt nhiệt độ từ 24 đến 28 độ C
  • Sử dụng chế độ ngủ và tính năng hẹn giờ tắt máy vào ban đêm
  • Lưu ý vệ sinh, bảo dưỡng điều hòa định kỳ. Tùy vào tần suất hoạt động mà khoảng cách giữa các lần vệ sinh ngắn hơn hoặc lâu hơn. Tuy nhiên bạn nên vệ sinh mỗi 3 đến 6 tháng. Một năm cần vệ sinh điều hòa ít nhất 1 lần.

Trên đây là bảng mã lỗi điều hòa Gree cập nhật mới nhất. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về nguyên nhân cùng cách khắc phục. Bạn có thể lưu trữ, ghi nhớ lại bảng mã này để tiện sử dụng nếu cần nhé. Chúc bạn thành công.

Nếu bạn đang cần tìm 1 chiếc máy lạnh phù hợp với phòng có diện tích 25-30m2, hãy tham khảo sản phẩm điều hoà Gree 18000 BTU, đang có sẵn tại Điện Máy Bảo Minh:

ĐIỆN MÁY BẢO MINH

Tổng kho đại lý, nhà phân phối ĐIỆN TỬ, ĐIỆN LẠNH, ĐIỆN GIA DỤNG chính hãng, giá rẻ # 1 Hà Nội.

Bạn nên xem